Dân tộc Giáy chủ yếu sống tại tại Hà Giang là một dân tộc ít
người so với các dân tộc khác của Việt Nam và thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái.
Người Giáy làm ruộng là chính, ngoài ra còn làm rẫy là nguồn
thu nhập thêm và chăn nuôi lợn, gà, trâu, ngựa, vịt. Và thường dùng ngựa để cưỡi
hay thồ hàng, trâu dùng để kéo cày và kéo gỗ. Các tên gọi khác của người dân tộc Giáy
bao gồm: Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ.
Nét văn hóa của người Giáy cũng rất độc đáo. Người Giáy có vốn
truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao.. có nhiều chuyện giải thích hiện
tượng tự nhiên, có nhiều thơ dài, có truyện kết hợp lời kể với lời bài hát. Dân
ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều làn điệu khác nhau, đặc biệt các
hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn.
Trang phục dân tộc Giáy được chọn chủ yếu là ở trang phục nữ với loại
áo ngắn xẻ nách viền cổ trang trí đậm nét.
Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là
người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha.
Người Giáy có kỹ thuật xây nhà khá đặc biệt. Xưa kia, khi rừng
còn nhiều, người Giáy làm nhà sàn bằng gỗ, móng, trụ bằng đá, chạm trổ phong
phú. Gần 100 năm nay, rừng ngày càng thu hẹp nên người dân tộc Giáy xây nhà bằng đất. Có
hai phương pháp, một là làm tường trình: dùng đất nhão lèn chặt vào khuôn tường
để thành một ngôi nhà đúc bằng đất; hai là trộn đất nhão với rơm, rạ đóng thành
gạch rồi xây nhà.
Người Giáy có kỹ thuật ghép đá, chạm khắc trên đá, trên gỗ được
thể hiện bằng con sơn hình hoa cúc, đèn lồng; những ô cửa sổ nan trám hay những
trụ đá chạm hoa sen... khá tinh xảo, một điều ít thấy ở các dân tộc sống trên
cùng địa bàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét