Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Khi vào thăm nhà người dân tộc ở bản làng Sapa cần chú ý

Đến tham quan các bản làng trong tour du lịch Sapa khi vào nhà chúng ta cần phải chú ý những điều sau.
Trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, du khách cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo… Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.

Khi vào thăm nhà người dân tộc ở bản làng Sapa cần chú ý


Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý.
Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải ( bên trái ), không được lên cầu thang bên phải.
Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn, là nơi thờ tổ tiên). Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm: Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất. Khách không được đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng. Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ.  Ở vùng người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu ngồi nhà sàn – nơi thờ tổ tiên.
Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng, vì theo quan niệm của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa. Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, Giáy, Bố Y, Lào, Lự… đều chú ý đặt quay ninh, chảo, nồi lên bếp không được để hai quay nồi , chảo theo hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà. Ở vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì…. khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niệm sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược.  Khi ngồi gần bếp, du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp, 
Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái.
Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính.
Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.




Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Đến Thị trấn Nông trường Mộc Châu ngắm hoa cải trắng

Du lịch Mộc Châu mùa hoa cải trắng nên đến thị trấn nông trường Mộc Châu. Bởi tại đây trồng rất nhiều hoa cải trắng và bạn còn được ngắm đồi chè xanh bát ngát.

Đến Thị trấn Nông trường Mộc Châu ngắm hoa cải trắng


Thị trấn Nông trường Mộc Châu có tuyến đường liên xã nối đến quốc lộ 6 tại xã Phiêng Luông. Nền kinh tế của thị trấn phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây chè, chăn nuôi bò sữa và trồng hoa. Những đồi chè rộng lớn trên địa bàn thị trấn tạo ra một phong cảnh tươi đẹp. Trên địa bàn thị trấn có suối Phiêng Canh và suối Phiêng.

Nơi đây có hai cánh đồng trồng hoa lớn. Thứ nhất là khu vực nằm giữa Quán 70,181 và nhà nghỉ Trường Giang (đối diện tòa cao ốc 7 tầng, người dân hay gọi là nhà Tàng Keang Nam). Điểm thứ hai là một khu vực nhỏ hơn, cách nhà nghỉ Trường Giang chừng 100m.


Ngoài 3 điểm tham quan chính này, những địa chỉ quen thuộc vẫn được dân nhiếp ảnh hoặc du lịch bui truyền tại nhau như bản Thông Cuông xã Vân Hồ, bản Pa Phách xã Đông Sang đều có hoa cải vào mùa giáp Tết. Hay đi xa hơn nữa thì có xã Chiềng Sơn với diện tích trồng cải trắng rất lớn.



Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Kiến trúc ngôi nhà của dân tộc Dao Tây Bắc

Tour du lịch Tây Bắc tới thăm quan các bản làng trong đó có dân tộc Dao và tìm hiểu về kiến trúc ngôi nhà của họ nhé.
Nếu các dân tộc khác phân loại nhà bằng cách xem hình thù của mái, chất liệu xây dựng...thì người Dao lại căn cứ vào mặt bằng mà con người sinh hoạt trên đó để thấy được các loại hình nhà ở khác nhau. Người Dao có nhiều loại hình nhà ở khác nhau,mỗi loại nhà đều mang những đặc điểm riêng có của mình để làm phong phú thêm kho tàng văn hóa kiến trúc của họ,như: nhà đất, nhà sàn và nhà nữa đất - nữa sàn. Tuy nhiên, dù với loại nhà nào thì nguyên liệu làm nhà thường kiếm được ngay tại chỗ như: gỗ, các loại tre, dây rừng, lá gồi, cỏ tranh...


Kiến trúc ngôi nhà của dân tộc Dao Tây Bắc


Người dao không có thợ làm nhà chuyên nghiệp mà mọi người trong thôn đều có thể làm được, kể cả phụ nữ. Người Dao có tập quán tương trợ lẫn nhau từ lâu đời. Mỗi khi trong thôn có người làm nhà thì mọi người tới làm giúp hoặc góp thêm nguyên vật liệu. Vì vậy, công việc được tiến hành rất nhanh chóng.

Song, cùng với sự phát triển chung của xã hội, những nét đặc trưng này đang phai nhạt dần, nhất là từ sau năm 1945 và đặc biệt là những năm gần đây. Để tìm hiểu quá trình phát triển nhà ở của dân tộc Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người ta đặc biệt quan tâm đến kết cấu của bộ khung nhà mà đơn vị kết cấu của bộ khung nhà là các kiểu vì (vì cột, vì trung gian giữa vì kèo - vì cột và vì kèo). Nhà ở của người Dao là các kiểu vì kèo và một yếu tố khác vô cùng quan trọng là tổ chức mặt bằng sinh hoạt. Bởi vì sự khác biệt giữa nhà ở của dân tộc nước ta chủ yếu ở hai yếu tố đó, còn yếu tố khác chỉ là thứ yếu.



Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Tham quan làng nghề dệt lanh Hà Giang

Hà Giang nổi tiếng với nghề dệt lanh. Một làng nghề nổi tiếng đó là làng nghề dệt lanh Lùng Tám.

Người dân chủ yếu sinh sống tại đây là người H’Mông. Với nghề chính là dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong.

Tham quan làng nghề dệt lanh Hà Giang


Nghề dệt lanh đã có từ thời rất xa xưa và đã trở thành một nghề truyền thống tại nơi đây. Hầu như người con gái nào khi đến tuổi trưởng thành cũng phải học và có những mảnh nương riêng để trồng lanh và dệt lanh.


Tham quan làng nghề dệt lanh Hà Giang


Làm ra được những tấm vải lanh tốt là một niềm tự hào của mỗi người phụ nữ Mông, vì thế mà họ luôn trân trọng, cẩn thận trong từng công đoạn từ căng sợi đến luồn kim.
  Vải lanh không chỉ bền mà còn được biết đến là một loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không bị mốc, có khả năng hấp phụ cao, luôn tạo cho làn da sự thông thoáng. Chính vì lẽ đó là nguồn tiêu thụ vải lanh càng ngày càng cao phục vụ nhu cầu cho người trong nước và người nước ngoài cũng rất nhiều.



Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Du lịch Sapa thưởng thức các món nướng tuyệt vời

Đến với tour sapa giá rẻ thưởng thức các món nướng ngon tuyệt vời như cá Hồi nướng, thịt lợn cắp nách quay thịt lợn nướng...
Du khách thưởng thức một lần mà nhớ mãi không quên hương vị của nó. Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa thực sự khám phá được hết sự độc đáo, phong phú và thi vị của văn hóa ẩm thực du lịch Sa Pa.

Du lịch Sapa thưởng thức các món nướng tuyệt vời


đồ nướng ở Sa Pa đã lên tới con số hàng trăm gian hàng và được sắp xếp thành chợ để phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách tham quan, du lịch. Chợ đồ nướng được qui hoạch gọn gàng ngay ven đường phố chạy bên cạnh Nhà thờ và dọc theo con đường dẫn vào khách sạn Công đoàn, đường lên tham quan khu du lịch Hàm Rồng của thị trấn Sa Pa. Những người bán hàng đồ nướng ở Sa Pa cũng theo nhu cầu phát triển du lịch mà tụ hội về đây rất nhiều.
Muốn thưởng thức đồ nướng có vẻ cao lương mỹ vị hơn, sau khi đã leo núi, ngắm phong cảnh thiên nhiên đến mỏi gối, mềm chân, du khách có thể ghé thăm bất kì nhà một bà chủ bán hàng đồ nướng nào nằm men theo những con đường nhỏ vào chân núi. Lúc này, bà chủ quán hàng nướng thoáng chốc trở thành một chủ nhà hàng tham gia du lịch cộng đồng rất chuyên nghiệp.

Thực khách nào một lần ghé thăm Sa Pa và thưởng thức nét văn hóa ẩm thực của vùng đất trong mây trong núi này sẽ rất khó quên và chắc chắn sẽ tìm đến nếu có dịp quay trở lại xứ Mường Tiên thơ mộng này.